Như các bạn đã biết, trong quá trình chăm sóc cây lan hồ điệp, sâu bệnh là điều gần như không thể tránh khỏi. Bệnh thối nhũn lá lan hồ điệp là một trong những loại bệnh cây rất hay gặp phải. Khi cây gặp phải những dấu hiệu của loại bệnh này, bạn cần có những phương pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả, nhằm tránh ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây.
- Top 5 Địa chỉ bán hoa lan hồ điệp uy tín ở Hà Nội
- Giải đáp thắc mắc: Lan Hồ Điệp mấy tháng ra hoa
- Giải đáp thắc mắc “Lan Hồ Điệp nở bao lâu thì tàn” và cách chăm sóc Lan Hồ Điệp lâu tàn nhất
- Lan hồ điệp màu nào đẹp nhất? Ý nghĩa của màu lan hồ điệp
- Tìm hiểu hoa lan Hồ Điệp là phong lan hay địa lan?
- Lan hồ điệp có đẻ nhánh không? Làm thế nào để nhân giống lan hồ điệp?
- Lan Hồ Điệp có ý nghĩa gì mà được nhiều người yêu thích đến vậy?
- Lan hồ điệp bao nhiêu tiền, mua ở đâu đẹp mà rẻ nhất?
- Cách chữa trị bệnh thối nhũn lá lan hồ điệp
- Nguyên nhân khiến lan hồ điệp bị cháy nắng và cách xử lý hiệu quả nhất

Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh thối nhũn lá lan hồ điệp
Dấu hiệu của loại bệnh này rất dễ nhận biết. Vào giai đoạn mới chớm bệnh, trên lá có những chấm nhỏ giống như bỏng nước sôi. Nếu đúng vào giai đoạn mùa mưa hay độ ẩm cao, bệnh sẽ phát triển rất nhanh. Tình trạng bệnh sẽ lây lan sang các lá khác của cây một cách chóng mặt. Bạn có thể thấy lá của cây bị chuyển từ màu xanh thành màu nâu, sờ vào sẽ có cảm giác nhớt và ngửi thấy mùi hôi khó chịu.

Nguyên nhân của loại bệnh này trên lan hồ điệp là do sự xâm nhập của vi khuẩn Erwinia Carotovora thông qua các tổn thương trên lá như gãy dập, xước hay côn trùng cắn. Bệnh phát triển rất nhanh trong điều kiện môi trường nóng ẩm. Đặc biệt, độ thông thoáng của vườn kém hay sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ cũng là một nguyên nhân dẫn đến thối nhũn lá lan hồ điệp.
Cách điều trị bệnh thối nhũn lá lan hồ điệp
Đối với những cây mới chớm bệnh, mới chỉ xuất hiện các đốm nhỏ li ti trên lá, bạn có thể cho thuốc trị thối nhũn vào ống tiêm và bơm trực tiếp lên chỗ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, bạn không nên tưới nước cho cây trong khoảng từ 1 đến 2 ngày. Đồng thời, việc bón phân giàu đạm cũng nên tạm ngưng.
Đối với những cây bệnh đã phát triển nặng, cách tốt nhất là bạn nên cách ly cây bị bệnh. Bạn nên khoét bỏ phần bị bệnh, sau đó sát trùng vết cắt bằng vôi hoặc Ridomil Gold, Dithane. Cuối cùng, bạn cần phun cho ướt 2 mặt lá và cả giá thể thuốc có chứa Amoni bậc 4 để ngăn chặn bệnh quay trở lại.

Đối với cây đã nhiễm bệnh quá nặng, bạn cần tách cây khỏi chậu, cắt hết lá và rễ bị bệnh. Tiếp theo, bạn bôi keo liền sẹo hoặc vôi cho cây và treo ngược cây lên ở nơi thoáng mát nhưng ít ánh nắng. Một ngày sau, bạn pha thuốc điều trị thối nhũn vào chậu, ngâm cây trong thời gian khoảng 10 đến 15 phút và tiếp tục treo cây lên.
>>>> Xem thêm: Nguyên nhân khiến lan hồ điệp bị cháy nắng và cách xử lý hiệu quả nhất
Sau khoảng 2 – 3 ngày, các vết sẹo đã khô lại, bạn phun sương cho cây. Bạn nên hòa thêm B1 trong nước để kích thích cây mọc thêm rễ. Sau khi tình trạng của cây được cải thiện, bạn hãy trồng lại vào chậu để cây tiếp tục phát triển như bình thường.
Một số lưu ý để phòng bệnh thối nhũn lá lan hồ điệp
Dưới đây là một số lưu ý bạn nên nhớ để hạn chế tối đa bệnh cho cây.
- Không nên tưới nước cho cây vào các thời điểm giữa trưa hay tối muộn. Việc này sẽ gây ra úng nước cho cây.
- Giá thể trồng cây phải thông thoáng, độ ngậm nước vừa đủ.
- Vườn phải luôn thoáng mát, độ ẩm vừa phải, khoảng 50% – 80%.
- Vào mùa mưa hạn chế tưới nước và bón phân. Vào mùa nóng không nên tưới nước quá nhiều dễ tạo môi trường ẩm ướt cho sâu bệnh phát triển.
- Phun thuốc phòng bệnh thối nhũn lá cho cây định kỳ.

Hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc chống thối nhũn lá:
- Starner: đây là hoạt chất Axit Oxolinic 20%. Tỷ lệ pha: 1.5 – 2g/ lít nước, phun ướt đều cây.
- Physan 20SL: loại thuốc này chứa Amoni bậc 4 đặc trị bệnh thối nhũn rất tốt. Nếu bạn mua được hàng của Mỹ là tốt nhất. Tỷ lệ pha là 2ml/lít nước.
- Dithane M-45: thuốc này có thể bôi trực tiếp vào chỗ bị bệnh hoặc pha để phun theo tỷ lệ 1g/lít nước.
- Ridomil Gold: thuốc dùng để bôi trực tiếp hoặc phun ướt đều cho cây. Hướng dẫn pha: bạn có thể pha theo công thức 6 – 7g/ lít nước.
- Kasumin: đây là một loại hoạt chất có tác dụng ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa bệnh thối nhũn, loét ở cây. Pha 2 – 3ml/lít nước, bạn có thể tăng hiệu quả của thuốc bằng việc cho thêm Daconil hoặc Topsin.
- Poner: hoạt chất dạng viên sủi có tên Streptomycin sunfat 40%. 1 viên có thể pha được với 16 đến 20 lít nước.
Vừa rồi là một số thuốc phòng bệnh thối nhũn lá lan hồ điệp cho các bạn tham khảo. Các loại thuốc này đều có tính kháng khuẩn rất mạnh và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước vôi trong để ngăn ngừa bệnh thối nhũn cho cây. Vào mùa mưa, bạn nên cách 10 – 15 ngày phun một lần và 15 – 20 ngày phun một lần vào mùa khô.
Trên đây là những thông tin và cách chữa trị bệnh thối nhũn lá lan hồ điệp từ https://lanhodiephanoi.com/. Có thể nói, bệnh thối nhũn là bệnh rất dễ mắc phải ở loại cây cảnh này. Vì vậy, không chỉ lưu ý các cách chữa bệnh cho cây mà bạn nên tìm hiểu cả những biện pháp phòng ngừa bệnh thối nhũn cho cây tốt nhất.
-
Chậu hoa biếu Tết HDS-450713.500.000₫
-
Chậu hoa lan chúc Tết HDS-861227.000.000₫
-
Ảnh chậu hoa lan đẹp HDS-26038.500.000₫
-
Tiểu hồ điệp ghép chậu đa sắc MIDS-06011.800.000₫
-
Hoa phong lan màu vàng xanh MIV-05011.500.000₫
-
Hoa lan mini màu xanh ngọc MIV-08022.400.000₫
-
Hoa lan tặng khách Nhật MIH-15024.800.000₫
-
Lan mãng thiên hồng MIT-12013.600.000₫
-
Chậu hoa lan mini vàng MIV-20016.300.000₫