Nguyên nhân khiến lan hồ điệp bị cháy nắng và cách xử lý hiệu quả nhất

Hoa lan luôn được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là giống lan hồ điệp bởi hoa có màu sắc nổi bật và lâu tàn. Trong phong thủy, loài hoa này mang đến sự sung túc và may mắn cho gia đình. Ngoài ra, ở Nhật Bản lan hồ điệp còn là biểu tượng của sự giàu có. Tuy nhiên, cách chăm sóc giống hồ điệp không hề dễ, hay xả ra hiện tượng cháy nắng rồi chết. Bạn nên đọc bài viết sau để biết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng lan hồ điệp bị cháy nắng.

>>> Xem thêm:

Nguyên nhân khiến lan hồ điệp bị cháy nắng

Lan hồ điệp có thể bị cháy nắng bởi 2 nguyên nhân:

– Do lan hồ điệp bị nấm xâm nhập: Nếu bạn di chuyển chậu lan hồ điệp đến một vị trí mới nhưng lại ẩm ướt thì chính bạn đang tạo điều kiện cho nấm phát triển và phá hoại lá cây. Khi bạn thấy lá cây màu vàng mà không kịp thời xử lý ngay thì nấm sẽ lây lan và giết chết chậu hoa chỉ sau một vài ngày. Lan hồ điệp rất dễ bị thối ngọn, thối rễ và cháy nắng, khi bệnh đã trở nặng thì rất khó cứu chữa.

– Do hoa bị thừa ánh sáng: Nếu chậu lan hồ điệp đang được đặt ở nơi râm mát mà bạn đột nhiên chuyển nó ra vị trí có quá nhiều ánh sáng thì lá hoa rất dễ bị cháy nắng. Ánh sáng khiến phần lá của lan hồ điệp bị tẩy trắng các chất chất diệp lục nên màu sắc trở nên nhạt nhòa. Sau 1 đến 2 ngày, lá hoa sẽ bị khô giòn, xuất hiện nhiều vết cháy đen như sắp chết.

lan ho diep bi chay nang
Lan hồ điệp có thể bị cháy nắng do nấm hoặc thừa ánh sáng

Cách xử lý hiệu quả nhất khi lan hồ điệp bị cháy nắng

Nếu lan hồ điệp bị cháy nắng do nấm, bạn nên cắt bỏ ngay phần lá đã bị nấm phá hoại. Sau đó, bạn phải dùng loại thuốc diệt nấm để phun lên chậu hoa nhằm ngăn chặn tình trạng hoa bị thối ngọn. Thêm vào đó, bạn cũng nên tưới nước cho hoa vào buổi sáng. Mục đích của việc làm này là để hoa được khô ráo vào ban đêm, không cho nấm có cơ hội phát triển.

Nếu lan hồ điệp bị cháy nắng do thừa ánh sáng, bạn chỉ việc di chuyển chậu hoa vào khu râm mát hơn hoặc thiết kế màn che bên trên là xong. Thế nhưng, bạn cần phát hiện và xử lý ngay khi thấy dấu hiệu lá cây bắt đầu chuyển vàng, nếu để lâu sẽ rất khó cứu chữa.

lan ho diep bi chay nang
Bạn nên phát hiện tình trạng cháy nắng của lan hồ điệp sớm để có cách khắc phục kịp thời

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách khắc phục khi lan hồ điệp có biểu hiện cháy nắng sau đây:

  • Bước 1: Bạn nên dùng bột diêm sinh, bột quế, thuốc diệt nấm hay thuốc diệt côn trùng rải đều lên các vết cắt ở thân cây và phần rễ.
  • Bước 2: Bạn dùng bao nilon sạch để bao bọc thật kỹ cây lan hồ điệp rồi treo ở nơi râm mát, thông thoáng.
  • Bước 3: Bạn có thể dùng hệ thống phun sương để tưới nước cho chậu hoa trong vài ngày thay vì cách tưới thông thường.
  • Bước 4: Bạn phải tỉa hết phần lá hoa bị cháy và không tự ý di chuyển vị trí của chậu hoa.
  • Bước 5: Tiếp theo, bạn nên giảm lượng phân bón cho lan hồ điệp xuống còn 1 nửa để tránh phát sinh ra hiện tượng cháy lá và lạm phân.
  • Bước 6: Khi bạn thấy chậu đã không còn phù hợp kích thước của cây thì nên thay ngay để tránh lá bị héo, khô rễ thường xuyên.
lan ho diep bi chay nang
Bạn nên thực hiện đúng cả 6 bước để đạt được hiệu quả cao nhất

Cách chăm sóc chuẩn nhất để lan hồ điệp không bị cháy nắng

Để lan hồ điệp không bị cháy nắng, phát triển tươi tốt và nhanh chóng ra hoa, bạn phải quan tâm tới ánh sáng, phân bón và nước tưới. Cụ thể là:

  • Ánh sáng: Lan hồ điệp thích hợp trồng ở nơi có ánh sáng khoảng 65 đến 70%. Nếu bạn để chậu hoa tại vị trí có nhiều ánh sáng thì cần làm giàn lưới 1 lớp hoặc 2 lớp cho hoa được râm mát.
lan ho diep bi chay nang
Giống lan hồ điệp không chịu được ánh sáng mạnh
  • Phân bón: Giống hoa lan này trong thời kỳ thân, lá phát triển mạnh cần lượng đạm cao, lân và kali thấp. Trước khi lan hồ điệp ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp. Khi hoa đang nở cần kali cao nhưng lân và đạm phải thấp hơn. Khi bón phân cho cây, bạn nên dùng phương pháp phun qua lá. Nồng độ và liều lượng phân bón sẽ phụ thuộc vào tuổi và thời kỳ phát triển của lan hồ điệp.
lan ho diep bi chay nang
Lan hồ điệp rất cần phân bón nhưng sẽ không chịu được nếu nồng độ dinh dưỡng quá cao
  • Tưới nước: Bạn nên dùng nước đủ ấm để tưới cho lan hồ điệp vào sáng sớm hoặc chiều mát, không tưới vào giữa trưa. Sau cơn mưa, bạn nên tưới lại cho chậu hoa để rửa hết các chất cặn trên thân lá. Nếu cây bị thiếu nước sẽ nhanh chóng bị héo, rụng hết lá. Nếu cây thừa nước sẽ dễ bị thối, rong rêu và nấm bệnh có cơ hội phát triển mạnh.

Bài viết trên đây của https://lanhodiephanoi.com/ đã giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về tình trạng lan hồ điệp bị cháy nắng. Nếu bạn định trồng loại hoa này vì sở thích hoặc làm kinh doanh thì cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần làm theo đúng chỉ dẫn là sẽ tránh được bệnh tật cho cây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.